Trong quá trình trưởng thành của con cái, cha mẹ nên tăng cường tu dưỡng bản thân và không làm những điều này.
Đừng lúc nào cũng nói mình nghèo
Một số cha mẹ có thói quen nhắc đến nhà nghèo, mỗi khi con cái muốn đòi hỏi vật chất thì lại coi đó là sự đe dọa, luôn trách con không hiểu chuyện và yêu cầu con phải kiềm chế ham muốn vật chất.
Cảm giác bi quan về tiền bạc như vậy sẽ làm tổn thương đứa trẻ và tạo ra sự tự ti, tầm nhìn về tương lai của nó sẽ chỉ dừng lại ở những khoản lợi nhuận lặt vặt trước mắt, không có nếp sống lâu dài.
Ảnh minh họa. Nói dối trước mặt trẻ
Trong cuộc sống, không phải lúc nào những lời nói thật “sắc như dao” cũng làm cho mối quan hệ của bạn thêm gắn kết. Đôi khi, những lời nói dối vô hại cũng giúp giảm thiểu tối đa mức độ bùng phát của một cuộc đấu khẩu không cần thiết.
Nhưng bố mẹ nên nhớ rằng, dù với bất kỳ lý do gì thì cũng đừng nên nói dối trước mặt con, bởi chúng nghĩ đơn giản nếu bố mẹ nói được, chúng cũng có thể nói được.
Đó có thể là bạn nói dối với người khác, vợ chồng bạn nói dối với nhau hay bạn nói dối với con đều không nên vì bé sẽ nghĩ nói dối không phải là một điều sai trái, không phải là một điều không nên làm, không có hại gì và cứ thế bé sẽ học theo bố mẹ.
Nếu việc này được lặp đi lặp lại thì trẻ sẽ mặc định rằng nói dối chẳng có gì là xấu cả, lâu dần hình thành nên tính nói dối ở trẻ em. Ban đầu là nói dối cha mẹ, sau là nói dối mọi người xung quanh. Ban đầu là nói dối việc nhỏ, sau là nói dối việc lớn.
Nếu rơi vào trường hợp cần nói dối thì phải hết sức tế nhị, đồng thời giải thích cho con hiểu.
Vợ chồng cãi nhau trước mặt con cái
Dù vợ chồng có mâu thuẫn thì cũng nên giải quyết kín sau lưng con cái, đừng để con cái tận mắt chứng kiến hai người mà chúng yêu thương nhất lại có thể bạo lực như vậy, sẽ khiến con sợ hãi. Chúng sẽ hoài nghi về cuộc sống tương lai và cảm thấy không đủ tự tin về một gia đình hạnh phúc.
Ảnh minh họa. Luôn đổ lỗi và phàn nàn
Cuộc sống của người lớn rất căng thẳng, nhưng nếu bạn thường xuyên cằn nhằn trước mặt con, con sẽ không tự tin vào sự trưởng thành của mình, những cảm xúc tiêu cực của bạn sẽ truyền sang con nhỏ, cuộc sống của con sẽ không được an toàn.
Nói xấu sau lưng ai đó
Trong các bữa cơm, các cha mẹ nói toàn các câu chuyện tiêu cực. Để xả stress, các cha mẹ nói xấu người nọ, bôi nhọ người kia... Liệu cha mẹ có xây dựng niềm tin cuộc sống cho con không hay là đã tạo ra những đứa trẻ trong đầu chứa đầy những ý nghĩ tiêu cực, chán nản và mệt mỏi.
Với sự thiếu niềm tin và đầy suy nghĩ tiêu cực như vậy, liệu bọn trẻ lớn lên có thực sự ham sống, dám cống hiến và dám làm hết mình vì một khát vọng nào đó hay không?
Chửi thề và mất bình tĩnh
Nếu cha mẹ không kiềm chế tốt tính khí của mình, chửi bới một cách vội vàng và tùy ý chiều theo ý muốn của mình bất kể hoàn cảnh, đứa trẻ cũng sẽ noi gương tương tự, nói chuyện tục tĩu và đưa ra những nhận xét thô lỗ, vì vậy việc bạn dạy nó lịch sự sẽ trở nên vô ích.
Ảnh minh họa. Đừng bao giờ chỉ trích nửa kia trước mặt con
Đây là sai lầm lớn nhất mà cha mẹ sẽ vô tình mắc phải, khi nói với con những khuyết điểm của nửa kia, vô tình phủ nhận một nửa nhân cách của trẻ, khiến trẻ nghi ngờ bản thân và ảnh hưởng tiêu cực rất lớn đến mối quan hệ sau này.
-> Con vừa ăn vừa chơi, cha mẹ làm gì thay đổi thói quen con trẻ?T. Linh